7 Loại phí quản lý tài khoản ngân hàng ai cũng cần biết

3972

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì? Phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.


Phí quản lý tài khoản ngân hàng nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều khách hàng hiện nay bởi nó không chỉ liên quan tới vấn đề tài chính mà bảo về quyền lợi của người dùng.

Vậy phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào? Hãy cùng Alô Mở Thẻ tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì?

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là các khoản phí khách hàng sử dụng các loại hình thanh toán của ngân hàng phải trả. Hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp 2 loại hình dịch vụ đặc thù chính: tín dụng và thanh toán.

Với tín dụng, chúng ta sẽ quan tâm đến “lãi suất” liên quan tới các khoản vay và thanh toán sẽ là “phí quản lý tài khoản ngân hàng” liên quan tới các sản phẩm thẻ thanh toán.

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì?
Tìm hiểu phí quản lý tài khoản

Phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào?

Việc nhận biết các khoản phí trong quá trình sử dụng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý tài khoản ngân hàng.

Phí duy trì tài khoản

Đây là khoản ph áp dụng cho thẻ thanh toán qua tài khoản ngân hàng, bắt buộc phải nộp ngay từ khi đăng ký mở tài khoản tài các ngân hàng theo tháng.

Thông thường, mức phí duy trì tài khoản là 50.000 VNĐ. Số tiền này không thể rút ra khi thẻ đang hoạt động bởi nó chính là số dư tối thiểu phải có trong thẻ của bạn. Ngược lại, nếu bạn muốn rút số tiền tối thiểu thì điều đó đồng nghĩa với việc hủy thẻ.

Hàng tháng, số tiền duy trì tài khoản này có thể giảm đi một ít do phải thanh toán các khoản phí dịch vụ khác. Bạn cần nạp tiền thường xuyên vào tài khoản để đảm bảo số dư luôn ở mức trên 50.000 VND. Mục đích của loại phí này là để kích cầu khách hàng sử dụng thường xuyên.

Phí duy trì tài khoản
Phí duy trì tài khoản

Phí thường niên

Nếu phí duy trì tài khoản ngân hàng là loại phí bạn có thể “né” được thì phí thường niên là loại phí áp dụng cho thẻ tín dụng và bắt buộc phải đóng theo năm..

Loại phí này là để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có từ thẻ. Hiện tại, mức phí thường niên trung bình được áp dụng cho thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa là 50.000đ – 100.000đ; thẻ thanh toán quốc tế Mastercard/Visa rơi vào khoảng 100.000đ và lên đến 500.000đ/năm đối với thẻ giá trị cao.

Đối với thẻ tín dụng, phí thường niên sẽ được tính theo các mức phí khác nhau cho từng loại thẻ. Thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi, được ngân hàng lớn cung cấp sẽ có phí thường niên cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/năm.

Phí dịch vụ SMS Banking

SMS Banking được sử dụng rộng rãi nhờ những tiện ích mang đến cho người dùng. Bạn có thể dễ dàng quản lý tài khoản, sự tăng giảm số dư, đồng thời đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ phải chịu phí dịch vụ từ ngân hàng. Thông qua SMS Banking, hệ thống sẽ gửi tin nhắn tới số điện thoại của bạn mỗi khi có biến động tài khoản hoặc thông báo khuyến mại từ ngân hàng.

Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking

Internet Banking và Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyế, giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại…mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị có kết nối internet như laptop, máy tính bảng, điện thoại…

Và tất nhiên, để đổi lại những tiện ích đó thì khách hàng sẽ phải trả phí hàng tháng cho hai dịch vụ này.

Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking sẽ được trừ trực tiếp vào tiền tài khoản ngân hàng. Đây không phải khoản phí bắt buộc, nếu không đăng ký dịch vụ này thì bạn sẽ không phải chịu mức phí này.

Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking
Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking

Phí rút tiền và phí chuyển tiền

Có lẽ đây là loại phí được nhiều người biết đến nhất. Khi thực hiện giao dịch rút tiền/chuyển tiền tại máy ATM hoặc qua ngân hàng điện tử, bạn sẽ phải chịu phí này.

Phí giao dịch ở nước ngoài

Khi đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn và sử dụng thẻ tại các máy ATM khác nhau. Do đó, mỗi giao dịch sẽ bị thu phí theo quy định của ngân hàng tại quốc gia đó. Mức phí này thường được tính dưới 3% trên tổng số tiền giao dịch, đôi khi cũng được tính khi bạn kiểm tra số dư trong tài khoản.

Phí in sao kê

Thông thường nhu cầu sao kê ngân hàng xuất phát từ nhu cầu tài chính như: kiểm tra tài chính, xác thực tài chính…nếu bạn có ý định vay thấu chi tín chấp thì cũng cần có bản sao kê tài khoản để chứng thực.

Muốn nhận được bản in sao kê tài khoản khi sử dụng thẻ tín dụng của mình, khách hàng sẽ phải mất một mức phí dao động từ 20.000 – 100.000 VND tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng mà mình đang sử dụng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì, gồm những loại nào, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý tài khoản.

5/5 - (1 bình chọn)